Nhiều người nghĩ đơn giản cứ đến nha khoa là có thể niềng răng ngay. Tuy nhiên, có trường hợp cần phải nong hàm khi niềng răng. Phương pháp này giúp cải thiện được tình trạng vòm hàm quá nhỏ, làm mất tương quan giữa 2 hàm với khuôn mặt. Nong hàm khi niềng răng có sao không? Trường hợp nào cần thực hiện? Dưới đây các chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể nhất câu hỏi ở trên nhé.
Mục lục
Nong hàm là gì?
Để niềng răng một cách hiệu quả nhất thì hàm răng của bạn phải có khoảng trống vừa đủ giúp đưa khí cụ vào bên trong khuôn miệng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như cung hàm quá hẹp khiến răng không có chỗ dịch chuyển. Lúc này, bác sĩ trực tiếp thăm khám cụ thể và sẽ tư vấn cho bạn cần phải nong rộng cung hàm.
Nong hàm là kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình chỉnh nha, sử dụng các khí cụ chuyên biệt để nới rộng cung hàm, tăng diện tích vòm miệng. Ngoài ra, nong hàm trên hoặc dưới sẽ giúp tạo khoảng trống vừa đủ và răng dịch chuyển dễ dàng hơn. Thông thường, kỹ thuật này áp dụng chủ yếu cho hàm trên, chỉ có số ít trường hợp sử dụng cho hàm dưới.
Theo lịch sử ghi chép lại thì năm 1860, Emerson C.Angell lần đầu thực hiện nong hàm cho một bé gái 14 tuổi trong 2 tuần. Sau đó nhiều bác sĩ nha khoa khác như Walter, Pfaff, Hass cũng điều trị nong hàm cho các bệnh nhân và thu được kết quả khả quan. Cũng từ đó, các nghiên cứu khoa học ra đời và dần đưa phương pháp này vào áp dụng cho trường hợp muốn niềng răng mà hàm quá hẹp.
Cơ sở khoa học của nong hàm dựa vào sự tăng trưởng theo chiều ngang của xương hàm đặc biệt quan trọng với quá trình chỉnh nha. Mà trong thực tế, sự thiếu hụt theo chiều ngang chiếm tỉ lệ từ 8- 18% bệnh nhân khi đến tư vấn niềng răng. Các biểu hiện của hẹp hàm có thể là: dạng cung hàm hình chữ V, có cắn chéo ở vùng răng hàm…Hơn thế nữa, đường khớp hàm dưới thường thoái hóa sớm hơn nên nong hàm chỉ định cho xương hàm trên thường phổ biến hơn.
Tại sao cần nong hàm trước khi niềng răng?
Theo các chuyên gia không phải trường hợp khách hàng nào cũng có đủ điều kiện thuận lợi nhất để niềng răng đạt hiệu quả cao.
Như đã trình bày ở trên thì trên thực tế có một số người cung hàm không đủ khoảng trống cần thiết. Vậy nên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các răng dễ dịch chuyển hơn thì bắt buộc phải thực hiện nong hàm mới mang lại hiệu quả. Quá trình này diễn ra nhanh chóng, an toàn, thuận lợi nếu bạn chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín. Bạn đừng nên quá lo lắng mà chỉ cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ nhé.
Những ai cần nong hàm khi niềng răng?
Khi áp dụng phương pháp nong hàm thì nhổ răng là không cần thiết. Vì vậy nếu thắc mắc những ai cần nong hàm khi niềng răng thì tìm hiểu ngay dưới đây nhé:
Vòm hàm quá hẹp
Phương pháp nong rộng hàm khi niềng răng sẽ được chỉ định với vòm hàm quá hẹp. Trên thực tế thì vòm hàm hẹp không được xác định bằng 1 chỉ số cụ thể mà dựa trên sự tương quan giữa vòm hàm với cấu trúc tổng thể của khuôn mặt.
Sau khi đã chụp phim và thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ xác định được tính tương quan này ra sao. Từ đó mà xác định vòng hàm của bạn có bị hẹp hay không. Sự cân đối trên khuôn mặt được tính theo khoảng cách từ mũi lên đến trán. Nếu con số quá rộng, miệng nhỏ thì khuôn mặt mất cân đối. Còn ngược lại con số vừa đủ thì khuôn mặt sẽ trở nên hài hòa hơn. Do vậy trong trường hợp thấy vòng hàm hẹp, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cần kết hợp nong hàm, cũng là cách để giúp khuôn mặt của bạn về đúng form chuẩn.
Vòm hàm không đủ chỗ cho răng sắp xếp
Thông thường với người trưởng thành có đầy đủ từ khoảng 28- 32 chiếc răng. Tuy nhiên do vòm hàm không đủ chỗ nên răng khó dịch chuyển trong quá trình niềng. Trong trường hợp như thế này, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra một trong hai lựa chọn:
- Kết hợp nong hàm với nhổ răng
- Không cần phải nong hàm mà chỉ cần nhổ răng
Hàm bị lệch, méo
Trường hợp này được đánh giá phức tạp hơn so với 2 trường hợp trên. Khi 1 trong 2 hàm không được cân đối, bị méo hẳn sang một bên thì gọi là sai lệch khớp cắn. Bác sĩ sẽ yêu cầu phải dùng lực nong rộng hàm 1 bên để tương xứng với bên còn lại, đồng thời cho tỉ lệ khuôn mặt cân đối hơn.
Nong hàm khi niềng răng là phương pháp tác động trực tiếp đến phần xương hàm. Do vậy để xác định có cần nong hàm hay không thì bạn cần đến địa chỉ nha khoa, được trực tiếp bác sĩ thăm khám, chụp phim toàn bộ mới đưa ra nhận định chính xác nhất.
Nong hàm được thực hiện như thế nào?
Quy trình nong hàm được thực hiện như thế nào khiến nhiều người cảm thấy tò mò. Dưới đây là 4 bước chính quan trọng nhất nhé.
– Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang, lên phác đồ điều trị
Trước tiên, khách hàng được chụp X-quang cũng như thăm khám toàn hàm, xác định tình trạng sức khỏe răng miệng. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất bao gồm cả nong hàm trước khi niềng răng. Thời gian này có thể kéo dài từ 20-30 phút.
– Bước 2: Lấy dấu hàm
Đây là bước tiếp theo để đội ngũ kỹ thuật viên có được các thông số chính xác thiết kế ra khí cụ nong hàm chuẩn xác, sát khít với răng, đảm bảo vừa mang lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân, vừa nới rộng được khoảng cách răng như ý muốn. Thời gian này có thể kéo dài từ 10-15 phút.
– Bước 3: Đeo khí cụ
Sau khi khí cụ hoàn thiện, bác sĩ trực tiếp lắp khí cụ cho khách hàng sao cho sát khít với răng và hàm. Nếu là nong hàm tháo lắp thì ngoài việc đeo ra, bác sĩ cũng hướng dẫn cho khách hàng cách sử dụng, vệ sinh tại nhà một cách cẩn thận nhất. Thời gian này có thể kéo dài từ 20-30 phút.
– Bước 4: Tháo khí cụ
Sau thời gian đeo khí cụ như hướng dẫn của bác sĩ, bạn sẽ được tháo khí cụ ra và bắt đầu quá trình niềng răng của mình. Thời gian này có thể kéo dài từ 15-20 phút.
Ngoài ra, nhiều người cũng rất tò mò không biết thời gian đeo nong hàm kéo dài bao lâu. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian dao động từ khoảng 1-3 tháng. Bên cạnh đó, nong hàm nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, công nghệ hiện đại và khí cụ nong hàm có chuẩn chất lượng không.
Nong hàm khi niềng răng có đau không?
Nghe đến nong hàm chắc không ít người cảm thấy lo lắng rồi tự hỏi: nong hàm khi niềng răng có đau không?. Thực tế, cơ chế hoạt động của kỹ thuật này dựa trên lực đẩy để giãn nở mật độ xương, các mô sụn ở hàm trên nên ít nhiều sẽ gây cảm giác hơi khó chịu cho bạn trong vài ngày sử dụng đầu tiên. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa cũng như khí cụ sử dụng mà cảm giác đau ở mỗi người sẽ khác nhau. Ngoài ra, tùy vào độ mở vít nong mà mức độ đau cũng khác nhau. Có thể lần đầu bạn cảm nhận rõ ràng nhưng tới lần 2, lần 3 khi nới rộng ốc thì thấy bình thường.
Do vậy để giảm tình trạng bị đau khi nong hàm quan trọng nhất là bạn tìm được địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ có tay nghề cao sẽ không cần phải lo lắng nữa.
Nong hàm khi niềng răng có ảnh hưởng tới khuôn mặt không?
Vì nong hàm hoạt động theo cơ chế kéo dãn khoảng cách răng, nới rộng xương hàm nên nhiều người lo lắng nong hàm khi niềng răng sẽ ảnh hưởng tới khuôn mặt.
Trên thực tế, nong hàm có thể thay đổi khuôn mặt và thay đổi ít hay nhiều còn phụ thuộc vào từng cấu trúc của mỗi người. Hầu hết các trường hợp cần nong hàm đều cho hiệu quả tích cực, nghĩa là mang đến cung hàm cân đối, hài hòa với khuôn mặt hơn. Còn ngược lại nếu không may chọn phải địa chỉ kém chất lượng, trang thiết bị thô sơ thì chắc chắn khi nong hàm làm cho khuôn mặt trở nên lệch lạc.
Những lưu ý quan trọng khi điều chỉnh khí cụ nong hàm
Sau khi đã sử dụng các khí cụ để nong hàm thì bạn cũng cần thực hiện những điều sau giúp cho quá trình này diễn ra thoải mái và thuận lợi nhất.
– Vệ sinh răng miệng khi dùng nong hàm
Có thể nói khó khăn lớn nhất khi vệ sinh răng miệng lúc nong hàm là lấy thức ăn ra khỏi khí cụ. Những loại bàn chải rất khó thao tác để làm sạch thực phẩm. Do vậy bạn nên súc miệng mạnh với nước sạch hoặc nước súc miệng kháng khuẩn. Hoặc bạn mua thêm máy tăm nước giúp vệ sinh răng miệng chuẩn hơn nhé.
– Chế độ ăn uống hợp lý
Sau khi nong hàm, bạn nên sử dụng thực phẩm mềm, loãng như cháo, súp…trong khoảng 1-3 ngày đầu khi mới nới rộng hàm do lúc này việc ăn uống sẽ hơi khó khăn một chút.
Bạn cũng tránh những thực phẩm quá cứng, dai hoặc dính đều có thể ảnh hưởng đến khí cụ hoặc thậm chí là mắc kẹt ở khí cụ luôn.
Bạn có thể cắt đồ ăn thành miếng nhỏ để tránh hiện tượng bị nghẹn trong quá trình nuốt thức ăn. Ngoài ra uống ngụm nước cho thức ăn dễ trôi hơn.
– Cách khắc phục hiện tượng khó phát âm
Những ngày đầu sau khi gắn nong hàm, bạn sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình giao tiếp do vướng khí cụ trong miệng và nước bọt tiết ra cũng nhiều hơn. Lúc này hãy kiên nhẫn tập phát âm, nói chậm hơn và cố gắng sử dụng lưỡi để phát âm cho chuẩn xác hơn.
Khi ở nhà, bạn cũng có thể tự đọc truyện, sách, báo, tạp chí để rút ngắn thời gian làm quen với khí cụ nong hàm. Lưu ý, khi luyện phát âm có thể lưỡi của bạn sẽ va chạm nhiều vào dụng cụ và dễ bị tổn thương. Do vậy hãy mua thêm 1 hộp sáp nha khoa và bôi lên dụng cụ mở rộng hàm nhằm tránh bị đau rát nhé.
Nong hàm là phương pháp đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ cao, tỉ mỉ mới đảm bảo được cả quá trình niềng răng về sau đạt được kết quả như mong muốn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 086.690.7886 – 093 186 3366 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ